Thứ Hai, 1 tháng 1, 2001

Bài thuốc chữa chóng mặt ù tai

Hội chứng chóng mặt ù tai, nôn mửa… do rối loạn tiền đình, tăng huyết áp, xơ cứng động mạch hoặc do thiếu máu… là chứng bệnh hay gặp. Theo Đông y, hội chứng chóng mặt ù tai, nôn mửa… thuộc phạm vi chứng huyễn vựng. Nguyên nhân do can thận âm hư, can huyết hư hoặc do can dương thượng xung, can hỏa vượng hay đàm thấp.

Thể can phong do can dương thượng xung, can hỏa vượng thường gặp ở người bị tăng huyết áp, xơ cứng động mạch, rối loạn giao cảm với các triệu chứng: hoa mắt, chóng mặt, ù tai, miệng khô, miệng đắng, phiền táo, dễ cáu gắt, ngủ kém hoặc ngủ không sâu, đầu lưỡi đỏ, mạch huyền. Phương pháp chữa: bình can tức phong, tiềm dương hoặc bổ thận âm, bổ can huyết tiềm dương. Sau đây là một số bài thuốc trị chứng này.

Bài 1: Thiên ma câu đằng ẩm: thiên ma 12g, câu đằng 16g, phục linh 12g, tang ký sinh 16g, dạ giao đằng 12g, hoàng cầm 12g, chi tử 8g, cửu khổng 20g. Sắc uống ngày 1 thang. Chữa chóng mặt ù tai, nôn mửa ở người tăng huyết áp, xơ cứng động mạch, rối loạn giao cảm.Sơn thù và trạch tả là hai vị thuốc trong bài “Lục vị hoàn gia giảm” trị ù tai chóng mặt do can phong.

Sơn thù và trạch tả là hai vị thuốc trong bài “Lục vị hoàn gia giảm” trị ù tai chóng mặt do can phong.

Bài 2: Lục vị hoàn gia giảm: thục địa 16g, sơn thù 8g, hoài sơn 12g, phục linh 8g, trạch tả 8g, đan bì 8g, bạch thược 8g, đương quy 8g, long cốt 12g, mẫu lệ 12g, cúc hoa 12g, kỷ tử 12g. Sắc uống ngày 1 thang.

Bài 3: Long đởm tả can thang gia giảm: long đởm thảo 12g, hoàng cầm 12g, chi tử 12g, sài hồ 12g, sinh địa 16g, đương quy 8g, mộc thông 12g, sa tiền tử 16g, trạch tả 8g, cam thảo 4g, địa long 12g, mẫu lệ sống 16g. Sắc uống ngày 1 thang. Chữa tăng huyết áp gây chóng mặt, phiền táo ít ngủ, tiểu tiện đỏ, táo bón, rêu lưỡi vàng, mạch huyền sác (can hỏa vượng).

Bài 4: tang ký sinh 16g, hà thủ ô 16g, thục địa 12g, đương quy 12g, bạch thược 12g, kỷ tử 12g, long nhãn 12g, ngưu tất 12g, xuyên khung 8g, a giao 8g. Sắc uống ngày 1 thang. Chữa chóng mặt, hồi hộp, ngủ ít, mệt mỏi, hay quên ở người thiếu máu, xơ cứng động mạch.

Bài 5: tang ký sinh 16g, thạch quyết minh 20g, đảng sâm 16g, mẫu lệ sống 16g, thục địa 12g, bạch thược 12g, bạch truật 12g, địa long 12g, xuyên khung 10g, xuyên quy 10g, phục linh 8g, cam thảo 4g. Chữa chóng mặt, hồi hộp, ngủ ít, mệt mỏi, hay quên ở người thiếu máu, xơ cứng động mạch.

Bài 6: tang ký sinh 16g, thục địa 16g, hà thủ ô 16g, xuyên khung 12g, kỷ tử 12g, ngưu tất 12g, long nhãn 12g, cỏ nhọ nồi 12g, hoài sơn 12g. Sắc uống ngày 1 thang. Chữa chóng mặt, hồi hộp, ngủ ít, mệt mỏi, hay quên ở người thiếu máu, xơ cứng động mạch

Bài 7:thục địa 16g, quy bản 12g, miết giáp 12g, kỷ tử 12g, câu đằng 16g, mẫu lệ 16g, long cốt 12g, táo nhân 12g. Sắc uống.

Lương y Thảo Nguyên

Cây xấu hổ gây bất ngờ bởi công dụng chữa đau lưng, mất ngủ

Cây xấu hổ tên khác là cỏ thẹn, cỏ trinh nữ, cây mắc cỡ, hàm tu thảo (tên thuốc trong y học cổ truyền) là một cây nhỏ, mọc thành bụi lớn. Đặc điểm dễ nhận nhất của cây là lá khi đụng phải sẽ cụp rủ xuống nên có tên gọi như trên. Bộ phận dùng làm thuốc là rễ và cành lá. Rễ được đào quanh năm, thái mỏng, phơi hoặc sấy khô. Cành lá thu hái vào mùa hạ, dùng tươi hay phơi khô.

Cây xấu hổ.

Cây xấu hổ.

Dược liệu có vị ngọt, hơi se, tính hơi hàn, có tác dụng trấn tĩnh, an thần, chống viêm, làm dịu đau, hạ áp, tiêu tích, lợi tiểu, được dùng trong những trường hợp sau:

Rễ cây xấu hổ

Chữa đau lưng, đau nhức xương khớp, chân tay tê bại: rễ trinh nữ đã thái mỏng, tẩm rượu, sao cho thơm. Lấy 20 - 30g sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày. Nếu dược liệu nhiều, có thể nấu thành cao lỏng, rồi pha rượu để dùng dần. Dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác theo công thức sau:

Bài 1: rễ xấu hổ, rễ bưởi bung, rễ cúc tần, mỗi thứ 20g; rễ đinh lăng, rễ cam thảo dây, mỗi thứ 10g. Sắc uống trong ngày, có thể ngâm rượu.

Bài 2: rễ xấu hổ, cả cây xoan leo (tầm phỏng), mỗi thứ 20g; rễ cỏ xước 15g; củ xả 10g. Tất cả sao vàng, sắc uống ngày một thang.

Bài 3: rễ xấu hổ, thân cây ớt lá to, thân cây bọt ếch, rễ khúc khắc, mỗi thứ 10g, rễ bạch đồng nữ, quả tơ hồng vàng, mỗi thứ 8g. Tất cả nấu với 2 lần nước, rồi cô lại thành cao lỏng. Uống làm 2 lần trong ngày.

Bài 4: rễ xấu hổ 10g; lá cối xay, rau muống biển, lạc tiên, rễ cỏ xước, lá lốt, mỗi thứ 3g. Hãm với nước sôi hoặc sắc uống.

Bài 5: rễ xấu hổ, hy thiêm, gai tầm xoọng, dây đau xương, thiên niên kiện, thổ phục linh, tục đoạn, dây gắm, kê huyết đằng, mỗi thứ 12g. Sắc uống hoặc ngâm rượu uống.

Chữa khí hư: rễ xấu hổ tươi giã, ép nước rồi uống ngày 3 lần. Mỗi lần 2 thìa canh trong một tuần.

Cành lá cây xấu hổ

Chữa suy nhược thần kinh, mất ngủ, trằn trọc: cành lá xấu hổ 15g, rửa sạch, cắt ngắn sao vàng, sắc uống. Dùng riêng hoặc phối hợp với cây nụ áo hoa tím 15g, chua me đất hoa vàng 30g, lạc tiên, mạch môn, thảo quyết minh, mỗi thứ 10g. Sắc uống.

Chữa tăng huyết áp: cành lá xấu hổ, trắc bách diệp, hoa đại, câu đằng, đỗ trọng, lá vông nem, hạt thảo quyết minh (sao), thân lá bạch hạc, mỗi vị 8g, hà thủ ô đỏ, tang ký sinh mỗi vị 6g, địa long 4g. Sắc uống trong ngày. Có thể tán bột rây mịn, luyện với hồ làm viên, uống mỗi ngày 20 - 30g.

DS. ĐỖ HUY BÍCH

Công dụng chữa bệnh thần kỳ từ quả sấuCông dụng chữa bệnh thần kỳ từ quả sấuHỗ trợ điều trị viêm tai giữa mạn tínhHỗ trợ điều trị viêm tai giữa mạn tínhBài thuốc đơn giản trị say nắng, say nóngBài thuốc đơn giản trị say nắng, say nóng

Bài thuốc chữa chóng mặt ù tai

Hội chứng chóng mặt ù tai, nôn mửa… do rối loạn tiền đình, tăng huyết áp, xơ cứng động mạch hoặc do thiếu máu… là chứng bệnh hay gặp. Theo Đ...