Thứ Hai, 1 tháng 1, 2001

Bài thuốc chữa chóng mặt ù tai

Hội chứng chóng mặt ù tai, nôn mửa… do rối loạn tiền đình, tăng huyết áp, xơ cứng động mạch hoặc do thiếu máu… là chứng bệnh hay gặp. Theo Đông y, hội chứng chóng mặt ù tai, nôn mửa… thuộc phạm vi chứng huyễn vựng. Nguyên nhân do can thận âm hư, can huyết hư hoặc do can dương thượng xung, can hỏa vượng hay đàm thấp.

Thể can phong do can dương thượng xung, can hỏa vượng thường gặp ở người bị tăng huyết áp, xơ cứng động mạch, rối loạn giao cảm với các triệu chứng: hoa mắt, chóng mặt, ù tai, miệng khô, miệng đắng, phiền táo, dễ cáu gắt, ngủ kém hoặc ngủ không sâu, đầu lưỡi đỏ, mạch huyền. Phương pháp chữa: bình can tức phong, tiềm dương hoặc bổ thận âm, bổ can huyết tiềm dương. Sau đây là một số bài thuốc trị chứng này.

Bài 1: Thiên ma câu đằng ẩm: thiên ma 12g, câu đằng 16g, phục linh 12g, tang ký sinh 16g, dạ giao đằng 12g, hoàng cầm 12g, chi tử 8g, cửu khổng 20g. Sắc uống ngày 1 thang. Chữa chóng mặt ù tai, nôn mửa ở người tăng huyết áp, xơ cứng động mạch, rối loạn giao cảm.Sơn thù và trạch tả là hai vị thuốc trong bài “Lục vị hoàn gia giảm” trị ù tai chóng mặt do can phong.

Sơn thù và trạch tả là hai vị thuốc trong bài “Lục vị hoàn gia giảm” trị ù tai chóng mặt do can phong.

Bài 2: Lục vị hoàn gia giảm: thục địa 16g, sơn thù 8g, hoài sơn 12g, phục linh 8g, trạch tả 8g, đan bì 8g, bạch thược 8g, đương quy 8g, long cốt 12g, mẫu lệ 12g, cúc hoa 12g, kỷ tử 12g. Sắc uống ngày 1 thang.

Bài 3: Long đởm tả can thang gia giảm: long đởm thảo 12g, hoàng cầm 12g, chi tử 12g, sài hồ 12g, sinh địa 16g, đương quy 8g, mộc thông 12g, sa tiền tử 16g, trạch tả 8g, cam thảo 4g, địa long 12g, mẫu lệ sống 16g. Sắc uống ngày 1 thang. Chữa tăng huyết áp gây chóng mặt, phiền táo ít ngủ, tiểu tiện đỏ, táo bón, rêu lưỡi vàng, mạch huyền sác (can hỏa vượng).

Bài 4: tang ký sinh 16g, hà thủ ô 16g, thục địa 12g, đương quy 12g, bạch thược 12g, kỷ tử 12g, long nhãn 12g, ngưu tất 12g, xuyên khung 8g, a giao 8g. Sắc uống ngày 1 thang. Chữa chóng mặt, hồi hộp, ngủ ít, mệt mỏi, hay quên ở người thiếu máu, xơ cứng động mạch.

Bài 5: tang ký sinh 16g, thạch quyết minh 20g, đảng sâm 16g, mẫu lệ sống 16g, thục địa 12g, bạch thược 12g, bạch truật 12g, địa long 12g, xuyên khung 10g, xuyên quy 10g, phục linh 8g, cam thảo 4g. Chữa chóng mặt, hồi hộp, ngủ ít, mệt mỏi, hay quên ở người thiếu máu, xơ cứng động mạch.

Bài 6: tang ký sinh 16g, thục địa 16g, hà thủ ô 16g, xuyên khung 12g, kỷ tử 12g, ngưu tất 12g, long nhãn 12g, cỏ nhọ nồi 12g, hoài sơn 12g. Sắc uống ngày 1 thang. Chữa chóng mặt, hồi hộp, ngủ ít, mệt mỏi, hay quên ở người thiếu máu, xơ cứng động mạch

Bài 7:thục địa 16g, quy bản 12g, miết giáp 12g, kỷ tử 12g, câu đằng 16g, mẫu lệ 16g, long cốt 12g, táo nhân 12g. Sắc uống.

Lương y Thảo Nguyên

Cây xấu hổ gây bất ngờ bởi công dụng chữa đau lưng, mất ngủ

Cây xấu hổ tên khác là cỏ thẹn, cỏ trinh nữ, cây mắc cỡ, hàm tu thảo (tên thuốc trong y học cổ truyền) là một cây nhỏ, mọc thành bụi lớn. Đặc điểm dễ nhận nhất của cây là lá khi đụng phải sẽ cụp rủ xuống nên có tên gọi như trên. Bộ phận dùng làm thuốc là rễ và cành lá. Rễ được đào quanh năm, thái mỏng, phơi hoặc sấy khô. Cành lá thu hái vào mùa hạ, dùng tươi hay phơi khô.

Cây xấu hổ.

Cây xấu hổ.

Dược liệu có vị ngọt, hơi se, tính hơi hàn, có tác dụng trấn tĩnh, an thần, chống viêm, làm dịu đau, hạ áp, tiêu tích, lợi tiểu, được dùng trong những trường hợp sau:

Rễ cây xấu hổ

Chữa đau lưng, đau nhức xương khớp, chân tay tê bại: rễ trinh nữ đã thái mỏng, tẩm rượu, sao cho thơm. Lấy 20 - 30g sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày. Nếu dược liệu nhiều, có thể nấu thành cao lỏng, rồi pha rượu để dùng dần. Dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác theo công thức sau:

Bài 1: rễ xấu hổ, rễ bưởi bung, rễ cúc tần, mỗi thứ 20g; rễ đinh lăng, rễ cam thảo dây, mỗi thứ 10g. Sắc uống trong ngày, có thể ngâm rượu.

Bài 2: rễ xấu hổ, cả cây xoan leo (tầm phỏng), mỗi thứ 20g; rễ cỏ xước 15g; củ xả 10g. Tất cả sao vàng, sắc uống ngày một thang.

Bài 3: rễ xấu hổ, thân cây ớt lá to, thân cây bọt ếch, rễ khúc khắc, mỗi thứ 10g, rễ bạch đồng nữ, quả tơ hồng vàng, mỗi thứ 8g. Tất cả nấu với 2 lần nước, rồi cô lại thành cao lỏng. Uống làm 2 lần trong ngày.

Bài 4: rễ xấu hổ 10g; lá cối xay, rau muống biển, lạc tiên, rễ cỏ xước, lá lốt, mỗi thứ 3g. Hãm với nước sôi hoặc sắc uống.

Bài 5: rễ xấu hổ, hy thiêm, gai tầm xoọng, dây đau xương, thiên niên kiện, thổ phục linh, tục đoạn, dây gắm, kê huyết đằng, mỗi thứ 12g. Sắc uống hoặc ngâm rượu uống.

Chữa khí hư: rễ xấu hổ tươi giã, ép nước rồi uống ngày 3 lần. Mỗi lần 2 thìa canh trong một tuần.

Cành lá cây xấu hổ

Chữa suy nhược thần kinh, mất ngủ, trằn trọc: cành lá xấu hổ 15g, rửa sạch, cắt ngắn sao vàng, sắc uống. Dùng riêng hoặc phối hợp với cây nụ áo hoa tím 15g, chua me đất hoa vàng 30g, lạc tiên, mạch môn, thảo quyết minh, mỗi thứ 10g. Sắc uống.

Chữa tăng huyết áp: cành lá xấu hổ, trắc bách diệp, hoa đại, câu đằng, đỗ trọng, lá vông nem, hạt thảo quyết minh (sao), thân lá bạch hạc, mỗi vị 8g, hà thủ ô đỏ, tang ký sinh mỗi vị 6g, địa long 4g. Sắc uống trong ngày. Có thể tán bột rây mịn, luyện với hồ làm viên, uống mỗi ngày 20 - 30g.

DS. ĐỖ HUY BÍCH

Công dụng chữa bệnh thần kỳ từ quả sấuCông dụng chữa bệnh thần kỳ từ quả sấuHỗ trợ điều trị viêm tai giữa mạn tínhHỗ trợ điều trị viêm tai giữa mạn tínhBài thuốc đơn giản trị say nắng, say nóngBài thuốc đơn giản trị say nắng, say nóng

Chủ Nhật, 31 tháng 12, 2000

Bài thuốc chữa viêm chân răng

Viêm chân răng ít khi gây đau và có biểu hiện như sưng nhẹ, đỏ ở lợi hoặc chảy máu khi đánh răng. Nguyên nhân thường gặp do nhiễm khuẩn tại chỗ, những vi khuẩn trong mảng bám răng lâu ngày dày lên thành cao răng gây chảy máu chân răng và hôi miệng.

Theo y học cổ truyền, bệnh do ngoại cảm phong tà kết hợp với phong nhiệt gây nên bệnh cấp tính. Bệnh kéo dài lâu ngày vị âm hư, thận âm hư, dạ dày tích nhiệt, thận hư hỏa vượng tân dịch giảm, vi khuẩn đục chân răng gây nên thành bệnh mạn tính.Viêm chân răng.

Viêm chân răng.

Cách tốt nhất để phòng bệnh viêm chân răng là chải răng sau khi ăn sẽ giúp làm sạch mảng bám răng. Định kỳ kiểm tra răng tại các phòng khám răng hàm mặt 6 tháng/ lần để làm sạch răng và phát hiện sớm các bệnh vùng họng miệng. Khi bị viêm chân răng, bạn có thể dùng một trong số những bài thuốc đông y sau tùy theo từng thể bệnh để điều trị:

Thể cấp tính:

Biểu hiện: Lợi bị sưng, phù nề, đau, ấn mạnh có thể ra mủ, nếu đau nặng có thể gây sốt, ăn uống kém, đại tiện táo, có hạch ở dưới hàm.

Phương pháp điều trị: Sơ phong, thanh nhiệt, tiêu thũng.

Bài thuốc: Dùng một trong số bài thuốc sau, sắc uống ngày 1 thang.

Bài 1: ngưu bàng tử 12g, bạc hà 8g, hạt khô thảo 16g, kim ngân hoa 16g, bồ công anh 20g, gai bồ kết 8g.

Bài 2: ngưu bàng tử 12g, bạc hà 6g, hạt khô thảo 8g, chi tử 12g, kim ngân 20g, liên kiều 20g, tạo thích giác 20g, xuyên sơn giáp 6g.

Bài 3: thăng ma 4g, hoàng liên 8g, sinh địa 20g, đan bì 8g, thạch cao 40g, kim ngân hoa 16g, liên kiều 16g, ngưu bàng tử 12g, bạc hà 8g.

Thể mạn tính:

Biểu hiện: Lợi có cảm giác mềm hơn bình thường, đỏ, có mủ chân răng, răng lung lay, hơi thở hôi, họng khô, đầu lưỡi đỏ, rêu lưỡi ít, mạch tế sác.

Phương pháp điều trị: Dưỡng âm thanh nhiệt.

Bài thuốc: Dùng 1 trong 2 bài thuốc sau, sắc uống ngày 1 thang.

Bài 1: sinh địa 12g, huyền sâm 12g, sa sâm 12g, bạch thược 8g, kỷ tử 12g, kim ngân hoa 16g, quy bản 12g, ngọc trúc 12g.

Bài 2: thục địa 12g, sơn thù 8g, hoài sơn 12g, trạch tả 8, đan bì 8g, phục linh 8g, tri mẫu 8g, hoàng bá 8g, ngọc trúc 12g, thăng ma 12g, bạch thược 12g, kỷ tử 12g.

ThS. Phạm Đức Dương

Rau má chống lão hóa hiệu quả

Rau má là cây nhỏ, mọc bò, thân rất mảnh, lá mọc so le - thường tụ họp 2-5 lá ở một mấu, mép khía tai bèo. Thành phần chính của rau má bao gồm: Beta caroten, sterols, saponins, alkaloids, flavonols, saccharids, calcium, iron, magnesium, manganese, phosphorus, potassium, zinc và các loại vitamin B1, B2, B3, C, K.

Nước sắc từ lá rau má được coi là có tác dụng hạ huyết áp. Nước sắc này cũng được coi là một loại thuốc bổ dưỡng để có sức khỏe tốt (tăng trí nhớ, thị lực vì rau má có tác dụng sát trùng giải độc, thanh nhiệt lương huyết). Ngoài ra, rau má cũng là một loại dược thảo có nhiều sinh tố, khoáng chất, những chất chống ôxy hóa, có thể dùng để dưỡng âm, cải thiện trí nhớ, làm chậm sự lão hóa, cải thiện vi tuần hoàn và chữa nhiều chứng bệnh về da.

Loại thuốc đắp từ lá rau má cũng được dùng để điều trị những chỗ đau, hạ sốt. Nó còn được dùng trong điều trị các chứng phù; viêm thanh quản, tĩnh mạch, phế quản; các bệnh trĩ, phong, chàm hay vảy nến; giải ngộ độc sắn và lợi tiểu. Trong đông y, rau má thường được phối hợp với đậu đen hoặc mè đen chế làm thuốc bổ dưỡng cho trẻ em, người già hoặc người ốm mới dậy.

 - 1

Loại thuốc đắp từ lá rau má cũng được dùng để điều trị những chỗ đau, hạ sốt

Đối với da, nhiều công trình nghiên cứu và kết quả lâm sàng đều cho thấy dịch chiết rau má có khả năng kích hoạt các tiến trình sinh học trong việc phân chia tế bào và tái tạo mô liên kết, giúp vết thương chóng lành và mau lên da non. Hiện nay, rau má được sử dụng rất đa dạng dưới hình thức thuốc tiêm, thuốc bột, thuốc mỡ để điều trị tất cả các chứng bệnh về da như vết phỏng, vết thương do chấn thương, giải phẫu, cấy ghép da, vết lở lâu lành, vết lở do ung thư, bệnh phong, vảy nến…

Các nhà thảo mộc học còn cho rằng rau má chứa nhân tố trường thọ gọi là “vitamin X trẻ trung” có tác dụng bổ dưỡng cho não, các tuyến nội tiết; đồng thời xác nhận nước chiết từ rau má giúp cải thiện các vấn đề về hệ tuần hoàn và da. Trên thực tế, rau má tác động lên hệ thần kinh trung ương, làm giảm căng thẳng, tăng cường khả năng tập trung tư tưởng, giúp cải thiện trí nhớ người già. Người ta cho rằng dịch chiết rau má có hiệu quả tốt với bệnh Alzheimer nhờ những dẫn xuất của chất asiaticoside có khả năng bảo vệ tế bào thần kinh khỏi tác động của các độc tố beta-amyloid. Đối với tuần hoàn huyết, những hoạt chất của rau má có tác dụng cải thiện vi tuần hoàn ở các tĩnh mạch, mao mạch, bảo vệ lớp áo trong của thành mạch và làm gia tăng tính đàn hồi của mạch máu.

Với những người bị mẩn ngứa (nổi mề đay), có thể lấy khoảng 50 g rau má tươi, rửa sạch, giã dập, hãm với nước sôi 200 ml như hãm chè tươi, uống trong ngày. Tuy nhiên, rau má có tính lạnh nên những người có chứng đầy bụng hoặc đi tiêu lỏng cần cẩn thận khi dùng.

Để đảm bảo an toàn thực phẩm cần những điều kiện gì?Để đảm bảo an toàn thực phẩm cần những điều kiện gì?Đong thuốc bằng muỗng có thể giết chết conĐong thuốc bằng muỗng có thể giết chết conNgừng thở khi ngủ - chớ chủ quanNgừng thở khi ngủ - chớ chủ quan

(Theo 24h)

Bài thuốc phòng trị sỏi gan mật

Sỏi gan mật thuộc hội chứng “Hiếp thống’, “Hoàng đản” trong Y học cổ truyền. Người bệnh thường biểu hiện đau âm ỉ ở vùng hạ sườn phải bụng trên, có khi buồn nôn, sợ mùi tanh, đợt viêm cấp thì đau dữ dội, sốt cao rét run, chán ăn, nước tiểu vàng đậm, có tắc mật vàng da, mạch khẩn. Ðể chẩn đoán chính xác thường phối hợp với siêu âm, xét nghiệm, chụp cắt lớp MRI.

Nguyên nhân sỏi gan mật phần nhiều do tình chí hay phẫn nộ uất ức khiến can khí uất kết, dịch mật bị ứ đọng; do ăn uống không phù hợp, nhịn ăn sáng làm chức năng chuyển hóa rối loạn thủy thấp ứ kết; do giun sán… Bệnh không điều trị kịp thời có thể tắc mật, nhiễm khuẩn làm tổn thương gan. Phép trị chủ yếu thanh thấp nhiệt, lợi mật, bài thạch... Sau đây là một số bài thuốc phòng trị bệnh:

Người sỏi gan mật cấp, tiểu vàng do thấp nhiệt nhiều: dùng bài Đởm thạch thống thang “Lương y Uông Nhuyến” gia giảm: kim tiền thảo 20g, cỏ mực 16g, nhân trần 16g, chi tử 12g, chỉ xác 10g, sài hồ 12g, ngưu tất 18g, uất kim 12g, đương qui 12g, xa tiền tử 14g, xuyên tiêu 14g, râu ngô 16g, cam thảo 4g. Sắc uống ngày 1 thang, uống 1 đợt 20-30 thang, sỏi to có thể uống lâu. Tác dụng: thanh thấp nhiệt, lợi đởm, bài thạch… Chữa viêm gan mật có sỏi, người nóng lạnh, đau hạ sườn phải, miệng đắng, buồn nôn, nước tiểu vàng đỏ, da vàng.Sỏi đường mật trong gan.

Sỏi đường mật trong gan.

Gia giảm: nếu bụng đầy chậm tiêu, gia sơn tra 16g, la bặc tử 12g. Nếu tiểu vàng, da vàng, gia ac-ti-sô 20g hoặc râu mèo 18g. Nếu lúc nóng lúc lạnh, gia sài hồ 12g. Nếu bụng đầy chậm tiêu, gia thần khúc 16g, mạch nha 16g.

Lưu ý: không dùng cho người đang bị cảm lạnh sốt ho sổ mũi, đại tiện lỏng.

Người sỏi gan mật mà mập phì, thừa cân do đàm thấp nhiều: dùng bài Ôn đởm thang “Bị cấp thiên kim yếu phương” gia giảm: trúc nhự 20g, bán hạ 12g, chỉ thực 12g, trần bì 14g, bạch phục linh 30g, sinh khương 12g, cam thảo 6g, nhân trần 16g, uất kim 12g, sơn tra 16g, kim tiền thảo 20g, kê nội kim 12g. Sắc uống ngày 1 thang, 1 đợt 20-30 thang hoặc lâu hơn. Tác dụng: lý khí, hóa đàm, thanh đởm, trừ thấp nhiệt... Trị đởm vị bất hòa gây hư phiền mất ngủ mập phì, sỏi gan mật, sỏi tiết niệu, đau dạ dày, đau hông sườn do thấp nhiệt.

Gia giảm: Nếu cholesterol máu tăng, gia sơn tra 16g. Người lúc nóng lúc lạnh, gia sài hồ 12g, chỉ xác 10g. Nếu tiểu vàng, da vàng, gia râu ngô 20g, ac-ti-sô 20g. Nếu bụng đầy chậm tiêu, gia thần khúc 16g, mạch nha 16g, sơn tra 12g. Nếu ngực bụng đầy trướng, gia la bặc tử 14g.

Lưu ý: không dùng cho người sỏi gan mật giai đoạn viêm cấp sốt cao rét run.

Người sỏi gan mật kèm đau dạ dày, hông sườn do can tỳ uất kết: dùng bài Tiêu giao tán “Hòa tễ cục phương” gia giảm: sài hồ 12g, đương qui 16g, bạch thược 16g, thương truật 12g, phục linh 14g, chích thảo 6g, bạc hà 12g, chỉ xác 12g, kê nội kim 12g, uất kim 12g, râu mèo 12g, kim tiền thảo 20g. Sắc hoặc làm hoàn uống. Tác dụng: sơ can giải uất, kiện tỳ, dưỡng huyết, điều kinh, bài thạch… Trị sỏi gan mật, kèm đau dạ dày, đau liên sườn, người hư nhược ăn uống kém.Bạch phục linh.

Bạch phục linh.

Gia giảm: Nếu ăn thịt, bụng đầy chậm tiêu, gia sơn tra 16g. Nếu tiểu vàng đậm, gia râu ngô 20g, ac-ti-sô 20g. Nếu bụng chậm tiêu, gia thần khúc 16g, mạch nha 16g. Nếu ho đàm tức ngực, gia la bặc tử 14g. Nếu người nóng táo khó, gia đan bì 12g, chi tử 10g. Nếu huyết hư người gầy, gia thục địa 20g.

Lưu ý: không dùng cho người sỏi gan mật đang viêm cấp sốt cao rét run.

Lương y Minh Phúc

Lá lốt – thần dược chữa bệnh quanh ta

Sau đây là một số công dụng chữa bệnh của lá lốt:

Chữa đau nhức xương, khớp khi trời lạnh

Khi trái gió trở trời xương khớp thường hay có dấu hiệu đau nhức rất khó chịu, chúng ta có thể dùng lá lốt để loại bỏ những cơn khó chịu đó.

Cách dùng: Lấy 5-10g lá lốt phơi khô, sắc 2 bát nước lấy nửa bát, uống sau bữa ăn và uống khi thuốc còn ấm, mỗi lần sắc chỉ nên sắc đủ một ngày dùng. Mỗi lần điều trị nên điều trị liên tục trong vòng 10 ngày.

Cách thứ hai là lấy 30g các loại lá lốt và rễ các, cây bưởi bung, vòi voi, cỏ xước, chúng đều phải tươi, sau đó đem thái mỏng, sao vàng, sắc với 0,6 lít nước và lấy 0,2 lít chia ra uống ngày 3 lần, liên tục trong vòng 7 ngày.

Chữa đau bụng do nhiễm lạnh

Lá lốt có công dụng chữa đau bụng do nhiễm lạnh rất tốt.

Cách dùng: Lấy 20g lá lốt tươi, rửa sạch, sắc lấy nước uống, sắc 0,3 lít lấy 0,1 lít. Sắc uống trong ngày, 2 ngày liên tục, uống trước khi ăn tối lúc thuốc còn ấm.

Chữa chứng ra nhiều mồ hôi ở tay, chân

Cách dùng: Lá lốt tươi 30g, rửa sạch, để ráo cho vào 1 lít nước đun sôi khoảng 3 phút, khi sôi cho thêm ít muối, để ấm dùng ngâm hai bàn tay, hai bàn chân thường xuyên trước khi đi ngủ tối. Thực hiện liên tục trong 5-7 ngày. Hoặc lá lốt 30g, thái nhỏ, sao vàng hạ thổ. Sắc với 3 bát nước còn 1 bát. Chia 2 lần, uống trong ngày. Uống trong 7 ngày liền. Sau khi ngừng uống thuốc 4 đến 5 ngày lại tiếp tục uống một tuần nữa.

Chữa bệnh tổ đỉa ở bàn tay

Cách dùng: 30g lá lốt tươi, rửa sạch, giã nát, vắt lấy 1 bát nước đặc, uống trong ngày. Còn bã cho vào nồi đun với 3 bát nước, đun sôi khoảng 5 phút rồi vớt bã để riêng. Nước dùng để rửa nơi có tổ đỉa, sau đó lau khô lấy bã đắp lên, băng lại. Ngày làm 1-2 lần, liên tục trong 5-7 ngày.

Chữa phù thũng do suy thận

Cách dùng: Lá lốt 20g, cà gai leo, rễ mỏ quạ, rễ tầm gai, lá đa lông, mã đề mỗi vị 10g. Sắc với 500ml nước còn 150ml, uống trong ngày. Uống sau bữa ăn trưa khi thuốc còn ấm. Dùng trong 3-5 ngày.

la lot

Chữa mụn nhọt vỡ mủ lâu ngày không liền miệng

Cách dùng: Lá lốt, lá chanh, lá ráy, tía tô, mỗi vị 15g. Cách làm: Trước tiên lấy lớp vỏ trong của cây chanh (bỏ vỏ ngoài) phơi khô, giã nhỏ, rây bột mịn rắc vào vết thương, sau đó các dược liệu trên rửa sạch, giã nhỏ đắp vào nơi có mụn nhọt rồi băng lại. Ngày đắp 1 lần. Đắp trong 3 ngày.

Chữa đầu gối sưng đau

Cách dùng: Lá lốt, ngải cứu mỗi vị 20g (tất cả dùng tươi), rửa sạch, giã nát, thêm giấm chưng nóng, đắp, chườm nơi đầu gối sưng đau. Mỗi liệu trình điều trị 10 ngày. Hoặc lá lốt và rễ các cây bưởi bung, vòi voi, cỏ xước, mỗi vị 30g, tất cả đều dùng tươi thái mỏng, sao vàng, sắc với 600ml nước, còn 200ml chia 3 lần uống trong ngày. Uống liên tục trong 7 ngày.

Theo Nông nghiệp Việt Nam, không chỉ có công dụng chữa bệnh những món ăn làm từ lá lốt như: canh lá lốt nấu với thịt, cá là món ăn bổ dưỡng, giúp người già chống đỡ được một số bệnh tật, nhất là làm giảm đau nhức xương, khớp nhất là trong lúc giao mùa, từ mùa hại chuyển sang mùa thu.

Theo Nông nghiệp Việt Nam

6 loại thảo mộc và gia vị giúp kéo dài tuổi thọ6 loại thảo mộc và gia vị giúp kéo dài tuổi thọNhững phát minh công nghệ kỳ thúNhững phát minh công nghệ kỳ thúBộ Y tế mở rộng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực y dượcBộ Y tế mở rộng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực y dược

(Theo Nông nghiệp Việt Nam)

Bài thuốc trị bệnh mũi đỏ

Bệnh mũi đỏ (y học hiện đại gọi bệnh Rosacea) còn gọi mũi sư tử là hiện tượng da mũi đỏ tấy do các mạch máu dưới da vùng mũi bị giãn ra kèm theo những sẩn trứng cá, mụn mủ nằm rải rác hay tập trung thành đám, có thể hơi ngứa, teo da, có vẩy dày do các vẩy sừng ăn sâu vào các lỗ chân lông. Da thường xuyên tiết bã nhờn. Trường hợp bệnh nặng, mũi có thể biến dạng, phình to.

Y học cổ truyền xếp bệnh mũi đỏ thuộc bệnh tử (xích) điến phong. Bệnh gặp ở người da nhờn, nghiện rượu hoặc hay ăn thức ăn cay nóng. Nguyên nhân ban đầu do thấp và nhiệt tích tụ ở phế và tỳ vị gây ra. Khi bị bệnh lâu ngày, mũi bị biến dạng do khí trệ huyết ứ. Phép trị là bổ huyết, khu phong, trừ thấp. Dùng các bài thuốc sau:

Thuốc uống:

Bài 1: Truy phong hoàn: hà thủ ô, kinh giới tuệ, thương truật, khổ sâm mỗi vị 16g, tạo giác tử 32g. Tạo giác sắc kỹ lấy nước, cô đặc lại; các vị khác tán bột mịn; trộn với nhau thành viên. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 10 - 15g, uống với rượu hoặc nước chè, tùy theo tuổi. Tác dụng tháo thấp khu phong. Trị bệnh mũi đỏ, bạch điến.

Bài 2: Thông khiếu hoạt huyết thang: xích thược 3g, đào nhân 9g, lão thông 3g, xuyên khung 3g, hồng hoa 9g, hồng táo 5g, xạ hương 0,15g. Thêm rượu loãng sắc uống. Tác dụng hoạt huyết thông khiếu. Chữa nhức đầu xây xẩm do mặt mũi, đầu óc bị ứ tắc hoặc điếc lâu ngày, mặt xanh tím, bệnh mũi đỏ, bạch điến phong.Mũi đỏ

Mũi đỏ hay mũi sư tử thường kèm theo mụn trứng cá, mụn mủ, có vảy da dày...

Bài thuốc dùng ngoài:

Bài 1: Lấy nhựa mủ cây thuốc dấu bôi lên chỗ đau trước khi đi ngủ, đến sáng hôm sau dùng nước ấm rửa sạch mặt.

Bài 2: Chi tử nhân, đậu sị, mộc lan bì liều lượng bằng nhau. Các thứ trên nghiền thành bột mịn. Trước khi đi ngủ rửa sạch mặt rồi dùng ít bột thuốc trộn với ít dấm ăn thành dạng hồ nước, bôi lên chỗ bị bệnh, đến sáng hôm sau dùng nước ấm rửa sạch mặt.

Hoặc: chi tử nhân, đậu sị, tật lê tử, mộc lan bì liều lượng bằng nhau. Tất cả nghiền mịn, trước khi đi ngủ rửa sạch mặt, rồi dùng ít bột thuốc trộn với ít dấm ăn thành dạng hồ nước, bôi lên chỗ bị bệnh, đến sáng hôm sau dùng nước ấm rửa sạch mặt.

BS. Tiểu Lan

Bài thuốc chữa chóng mặt ù tai

Hội chứng chóng mặt ù tai, nôn mửa… do rối loạn tiền đình, tăng huyết áp, xơ cứng động mạch hoặc do thiếu máu… là chứng bệnh hay gặp. Theo Đ...